QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG
Nhà cung ứng có tầm quan trọng vô cùng lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà cung ứng đảm bảo cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa,… với số lượng đầy đủ, chất lượng, ổn định, chính xác,uy tín… đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp và thời gian kịp thời. Vì vậy lựa chọn nhà cung cấp tốt và quản lý được họ là điều kiện tiên quyết giúp tổ chức sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong muốn, theo tiến độ quy định, với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thương trường, bên cạnh đó còn nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp, để tiếp tục đạt được thành tích cao hơn.
I. Giai đoạn thu thập thông tin:
Trước hết cần thu thập thông tin thứ cấp: các báo cáo về tình hình mua và phân tích nguồn cung ứng trong doanh nghiệp, thông tin trong các thông tin truyền thông (báo, tạp chí, mạng xã hội,…) thông qua những thông tin xúc tiến của nhà cung ứng. Tất nhiên các thông tin có thể đã cũ hoặc chưa chính xác. Và do đó cần phải có những dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát trực tiếp tại các nhà cung ứng. Tùy thuộc vào những tiêu chuẩn cần để đánh giá các nhà cung ứng mà tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết.
II. Giai đoạn đánh giá:
Trước hết phải phân loại nhà cung ứng theo các tiêu thức cơ bản, như theo thành phần kinh tế trong nhà cung cấp, theo vị trí trong kênh phân phối, theo trình độ công nghệ kỹ thuật, trình độ con người quản lý,… Mỗi loại nhà cung ứng theo các cách phân loại sẽ cho những đặc điểm nhất định để đánh giá, lựa chọn.
Tiếp theo, cần đánh giá nhà cung ứng theo các tiêu chuẩn xác thực. Các tiêu chuẩn có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc điểm của các nhà cung ứng theo các cách phân loại, nhưng về cơ bản bao gồm những tiêu chuẩn về
Marketing – chất lượng, giá cả, hình thức quảng cáo….
Sức mạnh tài chính – năng lực vốn kinh doanh, qui mô, sức mạnh.
Logistics – Độ tin cậy trong việc giao hàng, cung cấp dịch vụ.
Sự ổn định nội bộ của nhà cung ứng ( nhân sự, con người….)
III. Giai đoạn tiếp xúc, đề nghị:
Là giai đoạn mà trong đó doanh nghiệp cử cán bộ mua thăm nguồn hang nhà sản xuất để đưa ra những đề nghị. Những đề nghị này có tính nguyên tắc thiết lập mối quan hệ mua, bán giữa doanh nghiệp và nguồn cung ứng về sản phẩm mua, giá cả, cách thức đặt hàng, thủ tục và hình thức thanh toán,…
Trên cơ sở những thông tin sau khi tiếp xúc với các nhà cung ứng, kết hợp với những thông tin qua giai đoạn đánh giá, tiến hành xếp loại nguồn cung ứng theo thứ tự ưu tiên để tiến hành mối quan hệ mua bán.
IV. Giai đoạn thử nghiệm:
Sau giai đoạn tiếp xúc, đề nghị chỉ mới xếp loại được các nhà cung ứng có nhiều tiềm năng nhất, chứ chưa phải là những nhà cung ứng chính thức quan hệ lâu dài có tính chiến lược, và do đó phải trải qua giai đoạn thử nghiệm.
Giai đoạn thử nghiệm nhằm kiểm tra trong một thời gian nhất định các nhà cung ứng có đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn thông qua các thương vụ mua bán hay không. Nếu các nhà cung ứng đạt được những tiêu chuẩn và đảm bạo độ tin cậy cao, có thể xếp các nhà cung ứng vào quan hệ đối tác lâu dài. Nếu các nhà cung ứng qua thời gian thử nghiệm không đạt được những tiêu chuẩn đặt ra, cần chọn và tiến hành thử nghiệm đối với nhà cung ứng tiếp theo trong danh sách những nhà cung ứng tiềm năng.
V. Một số lời khuyên khi chọn nhà cung ứng:
+ Tận dụng các mối quan hệ: Doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận được những nhà cung ứng tốt nhất qua bạn bè, người thân giới thiệu. Chúng ta cũng có thể xem những người khác đánh giá như thế nào về một nhà cung ứng tiềm năng trước khi đào sâu tìm hiểu xem người đó có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, cá nhân mình hay không.
+ Tránh những nhà cung ứng chỉ biết đến lợi ích của mình( tiền, lợi nhuận..): Nếu nhà cung cấp không phải là người quan tâm đến doanh nghiệp hoặc muốn lái doanh nghiệp theo khuôn mẫu của mình, hoặc hùng hạp trong làm ăn kinh doanh, họ sẽ không thể nào đưa ra được những giải pháp phù hợp về sản phẩm và dịch vụ của mình trước và sau bán hang.
+ Tin vào trực giác của mình: Bằng mọi giá, không nên hợp tác với những nhà cung cấp có lẻ lạnh lùng, hay bất mãn. Chỉ cần thấy việc tạo dựng quan hệ hơi căng hoặc không khả thì thì hãy dừng lại và chuyển hướng sang một doanh nghiệp khác dễ chịu hơn.
Không mua vì giá quá rẻ ( Ông bà ta thường nói “ Tiền nào của nấy” )
Nhằm kích cầu mua sắm của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp thường áp dụng chính sách giảm giá hoặc vì lợi ích sống còn của doanh nghiệp đó. Điều này đã đánh trúng tâm lý ham giá rẻ của người mua. Nhiều người vì thấy lợi trước mắt nên đã bỏ tiền mua sắm một cách ồ ạt thiếu xuy nghĩ. Tuy nhiên, giá trị sử dụng thực tế của những sản phẩm này thường rất ít, gây ra không ít trường hợp tiền mất tật mang
Bên cạnh đó, tỷ lệ mua phải hàng kém chất lượng trong các đợt giảm giá cũng cao hơn, nên người tiêu dùng cần tỉnh táo để tránh rơi vào “bẫy” kinh doanh của nhà sản xuất.
Đừng để quảng cáo dẫn đường
Quảng cáo giúp người tiêu dùng có thêm thông tin và tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận thông tin một chiều từ quảng cáo nhất là quảng cáo sai sự thật, nâng bóc sản phẩm, không hiểu biết nguyên tắc của sản phẩm, khiến người mua dễ lầm tưởng về giá trị thực của sản phẩm.
Những quảng cáo thổi phồng về sản phẩm, dịch vụ khiến người mua không chọn lọc thông tin kỹ lưỡng, dẫn đến những hành vi tiêu dùng sai lầm. Bởi vậy, người tiêu dùng nên tiếp cận thông tin từ nhiều phía, tìm hiểu các chứng từ, con số kiểm định chất lượng, giấy phép đăng ký, điều khoản mua bán… để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.
Tham khảo đánh giá của người dùng
Tham khảo ý kiến của người đã sử dụng sản phẩm là một thói quen rất tốt khi mua hàng, đặc biệt là với những sản phẩm mua bán trực tuyến. Đối với những sản phẩm lạ chưa từng sử dụng, người tiêu dùng nên tìm hiểu thông tin và các phản hồi đánh giá của người dùng trước đó để có quyết định mua hàng đúng đắn.
Một vài website bán hàng trực tuyến có bảng xếp hạng, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ người tiêu dùng. Đây được xem là cách hỗ trợ tốt cho người tiêu dùng khi ra quyết định mua sắm.